1. Quy định quản lý sản phẩm, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam
Việc quản lý sản phẩm, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam được Chính phủ quy định tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Cụ thể trách nhiệm từng Bộ, ngành được quy định tại Điều 32, Nghị định 74/2018/NĐ-CP. Riêng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tại điểm e, khoản 2, Điều 32, nội dung quản lý gồm:
“e) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
- Các sản phẩm đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật;
- Các công trình vui chơi công cộng;
- Dịch vụ trong lĩnh vực lao động, thương binh, xã hội”
Như vậy, chúng ta thấy Nhà nước thể hiện sự nhất quán, phân công phân nhiệm rõ ràng trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa nói chung và máy móc móc, thiết bị nói riêng.
-
-
-
-
-
-
QCVN 26:2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thang máy điện không có buồng máy
-
QCVN 25:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng từ 1.000 kG trở lên
Theo đó, các sản phẩm có Quy chuẩn Quốc gia “phải được quản lý theo Quy chuẩn Quốc gia tương ứng”, trong Quy chuẩn lưu ý nhất ở 02 điểm sau:
-
Điểm thứ nhất, sản phẩm phải sản xuất, lưu thông, sử dụng đáp ứng các quy định của Quy chuẩn đặt ra. Phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và kiểm định theo quy định pháp luật.
-
Điểm thứ hai, người quản lý, người sử dụng thiết bị an toàn phải qua đào tạo và chỉ được vận hành khi có chứng chỉ vận hành.
Tiến sĩ. Nguyễn Thanh Nghị - Trung tâm Kiểm định an toàn và Đo lường III giảng dạy vận hành cầu trục và palăng
2. Xử phạt các vi phạm quy định về lĩnh vực an toàn lao động
Việc xử phạt các vi phạm quy định trong lĩnh vực an toàn lao động nói riêng và ngành lao động, thương binh, xã hội nói chung được thực hiện theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Đối với trường hợp người quản lý, người vận hành thiết bị an toàn chưa qua đào tạo, chưa có chứng chỉ vận hành (chứng chỉ nghề hoặc chứng chỉ đào tạo) mà vẫn quản lý và sử dụng thiết bị an toàn thì vi phạm quy định tại các Quy chuẩn Quốc gia tương ứng.
Như vậy, qua phân tích bên trên, chúng ta thấy rằng người quản lý, người vận hành thiết bị an toàn chưa qua đào tạo, chưa có chứng chỉ vận hành mà vẫn quản lý và sử dụng thiết bị an toàn thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào tạo vận hành thiết bị an toàn, kiểm định thiết bị an toàn, kiểm định thiết bị bức xạ, kiểm định thiết bị đo lường hoặc có nhu cầu tư vấn pháp luật các lĩnh vực trên, xin liên hệ trực tiếp chúng tôi theo địa chỉ:
Trung tâm Kiểm định an toàn và đo lường III
Trụ sở: 364, đường Tạo Lực 1, Kp1, Phú Tân, Tp. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
VPGD và Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Văn phòng tại Tp.HCM: K60, Đường Lê Thị Riêng, Thới An, Quận 12, Tp.HCM