Kiểm định Cần trục ô tô, cần trục bánh hơi, cần trục bánh xích, cần trục tháp, cần trục đường sắt, cần trục chân đế
Cần trục (cần cẩu) là gì?
Cần cẩu hay cẩu hoặc cần trục là một loại máy móc thiết bị nâng hạ. Đặc điểm chung của cẩu là hệ máy móc kết hợp sử dụng dây cáp cùng hệ pa lăng để treo móc vật cẩu, và thường dùng cơ cấu tay cần hay dầm cầu hoặc khung cổng để cẩu các vật nặng thi công, lắp ráp các công trình xây dựng, hay cẩu bốc xếp hàng hoá. Cần cẩu dùng tay cần dạng dầm conson để treo móc cáp cẩu vật và bắt buộc phải có đối trọng để thắng lại momen gây lật do vật cẩu gây ra, thì được gọi là cần trục hay cần cẩu kiểu cần.
Cần trục tự hành (Mobile crane hay đôi khi là Self mobile crane) là nhóm các cần trục tự di chuyển ngang trên mặt đất bằng nguồn năng lượng đặt kèm ngay trên cần trục. Cần trục tự hành thường có kiểu tay cần nghiêng, thay đổi tầm với bằng góc nghiêng tay cần hoặc lắp thêm tay cần phụ. Dùng trọng lượng phần xe tự hành để làm đối trọng, như cũng có khi kết hợp thêm đối trọng phụ thêm đặt trên máy.
- Cần trục ô tô (Loader crane) là ô tô tải có thùng ben gắn thêm cánh tay cẩu để bốc hàng lên thùng xe và dỡ hàng khỏi thùng xe;
- Cần trục tự hành bánh lốp hay còn gọi là cần trục tự hành bánh hơi (Truck-mounted crane);
- Cần trục tự hành bánh xích (Crawler crane);
- Cần trục tự hành tay cần ống lồng (Telescopic handler crane)
- Cần trục đường sắt (Railroad crane)
- Cần trục nổi (Floating crane)
Tại sao phải kiểm định cần trục
Kiểm định an toàn cần trục tự hành đem đến các lợi ích sau:
- Đảm bảo an toàn cho người vận hành và những người khác trong phạm vi làm việc của cần trục, tránh hư tổn hàng hóa, thiết bị.
- Tuân thủ các quy định hiện hành khi sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Là bằng chứng pháp lý cho khách hàng và cho đơn vị bảo hiểm.
Thời hạn kiểm định cần trục
Thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục được quy định như sau:
- Thông thường thời hạn kiểm định định kỳ là 02 năm. Đối với cần trục có thời gian sử dụng trên 10 năm thì thời hạn kiểm định định kỳ là 01 năm.
- Thời hạn kiểm định định kỳ cầu trục có thể ngắn hơn theo quy định của nhà chế tạo hoặc yêu cầu đơn vị sử dụng
Tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm định cần trục
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm định cần trục được sử dụng trong quá trình kiểm định an toàn cần trục phải được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép.
- TCVN 4244:2005, Thiết bị nâng thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật
- TCVN 5206:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu an toàn đối với đối trọng và ổn trọng
- TCVN 8590-2:2010 (ISO 4301-2:2009), Cần trục. Phân loại theo chế độ làm việc. Phần 2: Cần trục tự hành
- TCVN 8242-2:2009, Cần trục - Từ vựng - Phần 2: Cần trục tự hành
- TCVN 5179:1990, Máy nâng hạ - Yêu cầu thử thuỷ lực về an toàn
- TCVN 10837:2015, Cần trục - Dây cáp - Bảo dưỡng, bảo trì, kiểm tra và loại bỏ
- TCVN 8855-2:2011, Cần trục và thiết bị nâng. Chọn cáp. Phần 2: Cần trục tự hành. Hệ số an toàn
- TCVN 4755:1989, Cần trục. Yêu cầu an toàn đối với các thiết bị thủy lực
- QCVN 07: 2012/BLĐTBXH, Quy chuẩn Quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng
- QCVN 29:2016/BLĐTBXH, Quy chuẩn quốc gia về an toàn lao động đối với cần trục.
- QTKĐ: 10-2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục tự hành
Có thể kiểm định cần trục tự hành với các tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước.
Quy trình kiểm định cần trục
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn cần trục, tổ chức kiểm định kỹ thuật an toàn phải thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật cần trục
- Kiểm tra lý lịch, bản vẽ
- Kiểm tra hồ sơ quản lý, vận hành, bảo trì, sửa chữa
- Xem xét hồ sơ kiểm định cần trục lần trước
Bước 2: Khám xét kỹ thuật
Kiểm tra mặt bằng đặt cần trục, các biện pháp, hướng dẫn an toàn vận hành, sử dụng
- Xem xét sự phù hợp, đồng bộ của cần trục, đối chiếu hồ sơ kỹ thuật
- Kiểm tra lần lượt tình trạng kỹ thuật của cơ cấu, bộ phận (kết cấu kim loại và liên kết, các chi tiết của cơ cấu nâng hạ, cơ cấu di chuyển, cơ cấu quay, ...)
- Đánh giá kỹ thuật của các thiết bị an toàn (phanh, hạn chế hành trình, chống quá tải, ...)
- Kiểm tra đối trọng, khung đỡ đối trọng, chân chống, ...
Bước 3: Kiểm tra vận hành : thử không tải và có tải
Chỉ thực hiện sau khi các bước kiểm tra ở trên có kết quả đạt yêu cầu.
- Thử không tải để kiểm tra hoạt động của tất cả các cơ cấu và trang bị điện, các thiết bị an toàn, phanh, hãm và các thiết bị điều khiển, chiếu sáng, tín hiệu cảnh báo, ...
- Tiến hành thử tải tĩnh ở tải trọng bằng 125%SWL ở hai vị trí tầm với nhỏ nhất và lớn nhất theo đặc tính tải của cần cẩu.
- Thử tải động ở mức 110%SWL ở hai vị trí như trên
Bước 4: Xử lý kết quả kiểm định cần trục
- Lập biên bản kiểm định cần trục tự hành có chữ ký của các bên liên quan. Ghi tóm tắt kết quả vào lý lịch cần trục, dán tem kiểm định (khi đạt yêu cầu).
- Cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định
Chi phí kiểm định cần trục các loại
Chi phí kiểm định cần trục được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH dựa trên tải trọng làm việc của cần trục.
Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được hỗ trợ tốt nhất.
Trung tâm Kiểm định an toàn và đo lường III
Điện thoại: (0274) 3 899 738 - Email: viet@vietsci.com
Mr. Đông - 0915 940 738 - Email: dvdong@vietsci.com
Mr. Tân - 0916110738 - Email: nmtan@vietsci.com