Đo điện trở chống sét đánh thẳng - lan truyền tại tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh
Công dụng - chức năng của hệ thống chống sét?
Chức năng của hệ thống thu và dẫn sét là thu hút sét đánh vào nó rồi chuyển dòng điện do sét tạo ra xuống đất một cách an toàn, tránh sét đánh vào các phần kết cấu khác cần được bảo vệ của công trình.
Phạm vi thu sét của một hệ thống thu và dẫn sét không cố định nhưng có thể coi là một hàm của mức độ tiêu tán dòng điện sét. Bởi vậy phạm vi thu sét là một đại lượng thống kê.
Mặt khác, phạm vi thu sét ít bị ảnh hưởng bởi cách cấu tạo hệ thống thu và dẫn sét, cho nên sự sắp đặt theo chiều ngang và chiều thẳng đứng là tương đương nhau. Do đó không nhất thiết phải sử dụng các đầu thu nhọn hoặc chóp nhọn, ngoại trừ việc đó là cần thiết về mặt thực tiễn.
Cấu tạo và phân loại
Về cơ bản, hệ thống chống sét thường có cấu tạo như sau:
- Bộ phận thu sét
- Bộ phận dây xuống
- Các loại mối nối
- Điểm kiểm tra đo đạc
- Bộ phận dây dẫn nối đất
- Bộ phận cực nối đất
Có hai hệ thống chống sét dùng để bảo vệ, đó là:
- Hệ thống chống sét đánh thẳng: Bảo vệ các công trình, nhà xưởng khi tia sét trực tiếp đánh vào.
- Hệ thống chống sét lan truyền: Bảo vệ các thiết bị nhạy cảm với dòng điện tăng đột biến do tia sét tạo ra (các thiết bị điện, điện tử, hệ thống mạng viễn thông, mạng LAN ...)
Tại sao phải thực hiện kiểm tra, thử nghiệm điện trở tiếp địa hệ thống chống sét?
+ Theo quy định tại Điều 35, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã họi; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:
“Điều 35. Vi phạm quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế, thi công, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không có hồ sơ theo dõi hệ thống chống sét theo quy định;
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra định kỳ hệ thống chống sét theo quy định;
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không khắc phục các sai sót, hư hỏng làm mất tác dụng của hệ thống chống sét;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt hệ thống chống sét cho nhà, công trình thuộc diện phải lắp đặt hệ thống chống sét theo quy định.”
+ Theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9385:2012 “Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống” việc kiểm tra hệ thống chống sét được tiến hành định kỳ, tốt nhất không quá 12 tháng.
- Việc kiểm tra, thử nghiệm điện trở tiếp địa hệ thống chống sét giúp chúng ta đánh giá được khả năng bảo vệ các công trình, cơ sở trước tác động của sét qua đó có kế hoạch, biện pháp bảo trì, bảo dưỡng hệ thống tiếp địa chống sét phù hợp, giảm thiểu được rủi ro về con người và cơ sở vật chất.
Các tiêu chuẩn trong kiểm tra, thử nghiệm điện trở tiếp địa hệ thống chống sét
- TCVN 9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng. Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
- TCVN 9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công nghiệp. Yêu cầu chung.
Những hình thức kiểm tra, thử nghiệm điện trở tiếp địa hệ thống chống sét
- Kiểm tra lần đầu sau khi lắp đặt hệ thống chống sét, nghiệm thu công trình trước khi đưa vào sử dụng.
- Kiểm tra định kỳ hàng năm sau thời hạn kiểm định lần trước.
- Kiểm tra khi có thay đổi, sửa chữa, bảo trì hệ thống chống sét.
Lưu ý:
Các cơ sở, đơn vị nên kiểm tra, thử nghiệm điện trở tiếp địa hệ thống chống sét trước mùa mưa hàng năm.
Ngoài các chức năng kiểm định an toàn thiết bị, kiểm định – hiệu chuẩn phương tiện đo lường, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và đào tạo nghề, SMTEST III còn là đơn vị có chức năng kiểm tra, thử nghiệm điện trở tiếp địa hệ thống chống sét.
Quý đơn vị, cơ sở có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liện lạc với chúng tôi để nhận được hỗ trợ tốt nhất.