THỬ NGHIỆM LĨNH VỰC Y TẾ

Thử nghiệm tủ an toàn sinh học và tủ tương tự

Các chỉ tiêu thử nghiệm tủ an toàn sinh học

- Vận tốc dòng khí

- Lưu lượng gió

- Cường độ ánh sáng khả kiến

- Cường độ ánh sáng tím (UV)

- Độ rung

- Độ ồn

- Hình thái dòng khí

Tìm hiểu tủ an toàn sinh học

Tủ an toàn sinh học là gì?

Tủ an toàn sinh học (ATSH) là tủ thao tác kín trong phòng thí nghiệm, bảo vệ an toàn người sử dụng, mẫu thao tác và môi trường trước các tác nhân lây nhiễm sinh học. Ứng dụng trong y tế xét nghiệm, y học lâm sàng, sinh học phân tử, nuôi cấy, IVF

Các đối tượng được bảo vệ:

  • Cán bộ xét nghiệm
  • Mẫu xét nghiệm
  • Môi trường xung quanh

Các tiêu chuẩn, cấp độ an toàn và nguyên lý áp dụng của tủ an toàn sinh học dựa trên cơ sở phân loại các mức nguy cơ an toàn sinh học, lây nhiễm sinh học của trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Mỹ (Centers for Disease Control and Prevention – CDC)

thử nghiệm hiệu chuẩn tủ an toàn sinh học 

I. Phân loại mức nguy cơ lây nhiễm sinh học theo CDC

CDC phân loại các nguy cơ an toàn sinh học (BioSafety Level – BSL) thành 4 mức. Mỗi mức độ có yêu cầu cụ thể các điều kiện ngăn chặn cần được áp dụng, bao gồm: các thiết bị thao tác an toàn (tủ an toàn sinh học), các bước thực hành trong phòng thí nghiệm cũng như thiết kế an toàn của công trình xây dựng.

Bốn nhóm nguy cơ sinh học từ BSL-1 đến BSL-4 gồm:

Các cấp nguy hại sinh học BSL theo CDC:

Nhóm nguy cơ 1 (BSL-1):

Không có hoặc nguy cơ lây nhiễm cá thể và cộng đồng thấp. Các vi sinh vật thường không có khả năng gây bệnh cho người hoặc động vật. Ví dụ: vi khuẩn Bacillus subtilis, Naegleria gruberi

Nhóm nguy cơ 2 (BSL-2):

Có nguy cơ lây nhiễm cho cá thể nhưng ít có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. Có khả năng gây bệnh cho người hoặc động vật, nhưng không trở thành mối nguy hiểm lớn đối với người thao tác, cộng đồng, vật nuôi. Khả năng lây truyền trong cộng đồng thấp. Có phương pháp dự phòng và điều trị hiệu quả. Ví dụ: vi rút Viêm gan B, cúm A/H1N1, khuẩn tả…

Nhóm nguy cơ 3 (BSL-3):

Nguy cơ lây nhiễm cho cá thể cao, nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng thấp: Tác nhân gây bệnh thường gây bệnh nặng cho người và động vật, tuy nhiên trong điều kiện bình thường thì không lây nhiễm từ cá thể này sang cá thể khác. Có biện pháp điều trị và phòng chống hiệu quả. Ví dụ: vi rút cúm A/H5N1, SARS, vi khuẩn than…

Nhóm nguy cơ 4 (BSL-4):

Nguy cơ lây nhiễm cho cá thể và cộng đồng cao: Tác nhân gây bệnh thường gây bệnh nặng cho người và động vật, đồng thời dễ lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Chưa có các biện pháp điều trị và phòng chống hiệu quả. Vi dụ như virus Ebola.

II. Tiêu chuẩn phân loại và cấu tạo tủ an toàn sinh học:

2.1 Tiêu chuẩn NSF /ANSI 49

Tiêu chuẩn NSF /ANSI 49 của Mỹ (The National Sanitation Foundation – NSF) về tủ an toàn sinh học phiên bản mới nhất là “NSF / ANSI 49 – 2008, Biosafety Cabinetry: Design, Construction, Performance, and Field Certification” (NSF / ANSI 49 – 2008, Tủ an toàn sinh học: Thiết kế, Xây dựng, Hiệu suất và Chứng nhận thực địa.)

Các thử nghiệm được tiến hành trên các tủ được các nhà sản xuất gửi đến NSF. Các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn này được chứng nhận bởi NSF. Các thử nghiệm trên tủ được lặp lại cứ 5 năm một lần.

Tủ cũng có thể được yêu cầu phải vượt qua chứng nhận thực địa của một tổ chức độc lập. NSF đã thiết lập các tiêu chuẩn cho các thử nghiệm thực địa, các phương pháp, quy trình và tiêu chí đánh giá để xác định chứng nhận thực địa của tất cả các tủ an toàn sinh học loại II.

2.2 Phân loại tủ an toàn sinh học

Bên cạnh tiêu chuẩn NSF / ANSI 49, tủ an toàn sinh học còn có thể được áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật EN12469: 2000 của Châu Âu. Ngoài ra còn một số tiêu chuẩn quốc gia mang tính địa phương ít phổ biến hơn như Nhật bản, Hàn Quốc, Ấn độ, Trung quốc.

Bảng so sánh tiêu chuẩn tủ an toàn sinh học dưới đây dựa theo tiêu chuẩn kỹ thuật NSF 49 của Mỹ.

Phân biệt tủ an toàn sinh học (ATSH)
Tủ an toàn sinh học
Tốc độ Inflow ( khí tại cửa làm việc ) (fpm)
Tỷ lệ khí xả / Tỷ lệ khí tuần hoàn  (%)
Hệ thống thải khí
Tác nhân phóng xạ và hơi độc
Bảo vệ mẫu
Mức an toàn sinh học (BSL)
Cấp I
75 fpm (0.38 m/giây)
100 / 0
Trong phòng hoặc ống cứng ra bên ngoài phòng
Lượng nhỏ nếu dùng ống thải ngoài cứng
Ko
1, 2, 3
Cấp IIA1
75 fpm (0.38 m/giây)
30 / 70
Thải trong phòng
Không
1, 2, 3
Cấp IIA2
100 fpm (0.5 m/ giây)
30 / 70
Thải trong phòng
Không
1, 2, 3
Cấp IIB1
100 fpm (0.5 m/ giây)
70 / 30
Ống cứng ra bên ngoài phòng, plena áp suất âm
làm việc lượng nhỏ
1, 2, 3
Cấp IIB2
100 fpm (0.5 m/ giây)
100 / 0
Ống cứng ra bên ngoài phòng
làm việc lượng nhỏ
1, 2, 3
Cấp III
Không áp dụng
0 / 100
Ống cứng ra bên ngoài phòng
làm việc lượng nhỏ
1, 2, 3, 4

2.3 Tủ an toàn sinh học cấp I (Class I):

  • Bảo vệ người sử dụng trước các tác nhân lây nhiễm cấp BSL 1-2-3

  • Bảo vệ môi trường

  • Không bảo vệ mẫu

  • Tủ an toàn sinh học cấp I (Class I) có dòng khí tương tự như như một tủ hút hóa chất, nhưng có một bộ màng lọc HEPA trong hệ thống ống xả để ngăn chặn tác nhân gây hại phát tán ra môi trường. Tủ an toàn sinh học cấp I là kiểu thiết kế cũ và hiện taị ít được sử dụng.

2.4 Tủ an toàn sinh học cấp II (Class II):

  • Bảo vệ người sử dụng trước các tác nhân lây nhiễm cấp BSL 1-2-3
  • Bảo vệ môi trường
  • Bảo vệ mẫu vật
  • Có 04 kiểu (Type) gồm: A1, A2, B1 và B2

Chi tiết cấu tạo của tủ Class.II, A2 sẽ được trình bày tại phần dưới

2.5 Tủ an toàn sinh học cấp III (Class III)

  • Là tủ an toàn sinh học cấp cao nhất
  • Bảo vệ người sử dụng trước các tác nhân lây nhiễm cấp BSL 1-2-3-4
  • Bảo vệ môi trường, Bảo vệ mẫu vật
  • Được thiết kế cho cấp độ ngăn chặn tuyệt đối các tác nhân gây hại
  • Tủ an toàn sinh học cấp III được bọc kín hoàn toàn, thông gió thông qua màng lọc HEPA, được trang bị các cổng găng tay thao tác và cổng đưa mẫu bằng pass-box hay thiết bị tiệt trùng 2 cửa..
  • Tủ an toàn sinh học cấp III sử dụng cho thao tác với các mẫu nguy cơ cao nhất, các nguy cơ sinh học, vi khuẩn, virus độc tính và lây truyền nguy hiểm.

III. Cấu tạo tủ an toàn sinh học cấp 2

tu an toan sinh hoc

Các kiểu (Type) A1, A2, B1 và B2 của tủ an toàn sinh học cấp II được NFS 49 phân loại dựa vào tốc độ dòng khí tại cửa làm việc, kiểu của hệ thống tuần hoàn và thải khí.

Trong các nhóm tủ an toàn sinh học cấp II, tủ kiểu A2 là phổ biến nhất nhờ tiêu chuẩn áp dụng cho nhiều lĩnh vực và giá thành hợp lý. 95% các loại tủ an toàn sinh học đang có mặt trên thị trường là loại tủ an toàn sinh học cấp II, kiểu A2 (Class.II, A2)

3.1 Tốc độ dòng khí tại cửa làm việc của tủ an toàn sinh học cấp II:

  • Tủ an toàn sinh học Cấp II Type A1: tốc độ 75 fpm. (0.38 m/ giây)
  • Tủ an toàn sinh học Cấp II Type A2, B1 và B2: 100 fpm.(0.5 m/ giây)

3.2 Hệ thống thải khí của tủ an toàn sinh học cấp II:

  • Tủ an toàn sinh học Cấp II loại A1 và A2: Thải trong phòng, tỉ lệ hồi lưu/ xả 70/ 30 %.
  • Tủ an toàn sinh học Cấp II loại B1 và B2: Ống cứng ra bên ngoài phòng, plena áp suất âm. B1 tuần hoàn 30%, B2 không tuần hoàn (thải 100% qua ống cứng ra ngoài). Tủ an toàn sinh học type B gần như là một nâng cấp của tủ an toàn sinh học type A nhưng có ống thải cứng ra ngoài phòng thí nghiệm. Tủ type B cho phép thực hiện với các mẫu có lượng nhỏ độc tính phóng xạ hay hơi độc.

tủ an toàn sinh học

3.3 Dòng khí trong tủ an toàn sinh học cấp II (Class II):

  • Dòng khí trong phòng làm việc đi vào (Dòng khí cửa trước – Inflow) được hút vào tủ an toàn sinh học tại các lỗ nhỏ phía trước bàn thao tác tại cửa làm việc của tủ an toàn sinh học.
  • Dòng khí thổi đứng xuống dưới (Dòng khí thổi xuống – Downflow) có tác dụng như một lớp bọc vô trùng ngăn không cho không khí nhiễm bẩn từ mẫu lọt ra ngoài. Dòng downflow được hút xuống dưới bàn thao tác qua 2 bộ phận. 1 bộ phận cùng với inflow và 1 bộ phận qua các lỗ thoát phía sau tủ an toàn sinh học. Sau đó khí downflow kết hợp với khí ìnflow vòng trở lại lên trên để đi qua màng lọc chính. Sau đo dòng khí được tuần hoàn trở lại 60-70% nếu là tủ A2, hoặc thải qua ống cứng ra ngoài phòng nếu là tủ B1, B2.
  • Dòng khí downflow của tủ an toàn sinh học có độ đồng dạng cao, thường tốc độ giao động không vượt quá 20% tốc độ trung bình
  • Mẫu vật luôn được bao phủ bởi dòng khí sạch của màng lọc HEPA chính tuần hoàn loại bỏ mọi tác nhân có thể tác động đến mẫu.
  • Màng lọc HEPA phụ lọc không khí xả ngăn ngừa tác nhân gây hại phát tán ra môi trường.

3.4 Thông số kỹ thuật tủ an toàn sinh học cấp II:

  • Tủ an toàn sinh học cấp IIA2 có tỉ lệ khí hồi lưu/ xả: 70%/ 30 %.
  • Tốc độ dòng khí tại cửa làm việc: 0.4 ~ 0.5 m/ giây.
  • Tu an toan sinh hoc cấp II kiểu A2 thường có kích thước rộng 0.9m, 1.2m và 1.8m.
  • Có lắp sẵn đèn UV tiệt trùng.
  • Bàn thao tác có lắp thêm vòi khí hay gas,
  • Lắp đặt ổ điện bên trong để thao tác cùng các thiết bị khác.
  • Cửa trượt bằng kính cường lực,

Ngoài ra tủ an toàn sinh học cấp II có thể tích hợp các chức năng như

  • Điều khiển đóng mở tự động bằng nút bấm.
  • Cảnh báo cửa mở quá cao
  • Cảnh báo tốc độ dòng khí thấp
  • Thông báo cần thay thế bộ lọc.

Quý khách có nhu cầu thử nghiệm tủ ATSH, vui lòng liên hệ:

Trung tâm Kiểm định an toàn và đo lường III

Điện thoại: (0274) 3 899 738 - Email: viet@vietsci.com

Hoặc: Mr. Đông - 0915 940 738 - Email: dvdong@vietsci.com | Mr. Tân - 0916110738 - Email: nmtan@vietsci.com

DỊCH VỤ
TIN TỨC NỔI BẬT
LIÊN HỆ
Địa chỉ: Trụ sở: 364 đường Tạo Lực 1, Kp1, Phú Tân, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Văn phòng GD & Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Văn phòng tại Tp.HCM: K60, KDC Thới An, Đường Lê Thị Riêng, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: (0274) 3 868 738
Địa chỉ email: viet@vietsci.com
 
  • Hoàng Bảo Trung
    0819.620.738
    Phòng kinh doanh
  • Lê Thị Mai Thư
    0912537738
    Phòng kinh doanh
  • Lê Thị Hồng Hương
    0909.711.460
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Anh Thư
    0916.620.738
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Thu Thảo
    0812.610.738
    Phòng kinh doanh