TIN TỨC

Quy trình hiệu chuẩn máy thủy bình
Máy thủy bình (tên tiếng Anh Automatic Level) là một thiết bị trắc địa chuyên dùng để thực hiện các phép đo cao hình học theo nguyên lý tia ngắm ngắn nằm ngang, tia ngắm của máy thủy bình song song với mặt nước biển. Máy thủy bình ra đời phục vụ cho công tác thiết lập giá trị độ cao vật lý, tính toán sự chênh lệch độ cao giữa các điểm địa hình, địa vật hoặc làm đường bình độ của địa hình, thay thế cho các cách làm thủ công, truyền thống ngày xưa.
Máy được thiết kế hệ thống tự động cân bằng, bù trừ sai số, cho tia ngắm nằm ngang song song với mặt thủy chuẩn nên người dùng chỉ cần cân bằng sơ bộ bọt thủy là hệ thống sẽ được thiết lập để tự động bù trừ sai số và kết quả đo đạc sẽ được cập nhật một cách nhanh nhất.
Máy thường dùng nhiều trong dẫn truyền độ cao, xây dựng lưới độ cao trong ngành trắc địa, địa chính. Ngoài ra loại máy này còn được dùng nhiều trong công tác dẫn truyền cao độ điểm, quan trắc lún công trình, san lấp mặt bằng trong xây dựng, cong vênh của thiết bị nâng, cầu trục, cổng trục,…
Cấu tạo một số bộ phận chính của máy thủy bình?
Phân loại máy thủy bình?
Phân loại theo nguyên lý hoạt động:
  • Máy thủy bình tự động
  • Máy thủy bình điện tử
     Phân loại theo cấp độ chính xác:
  • Máy thủy bình độ chính xác thấp: sai số đo khép 2.0 mm - 2.5 mm/km
  • Máy thủy bình độ chính xác trung bình: sai số do khép 1.0mm – 2.0 mm/km
  • Máy thủy bình độ chính xác cao: sai số đo khép dưới 1.0mm/km
Quy trình hiệu chuẩn máy thủy bình?
Quá trình hiệu chuẩn được Trung tâm Kiểm định Hiệu chuẩn Vùng 3 thực hiện theo Quy trình hiệu chuẩn QTHC 5.4-89 – Máy đo thủy bình. Cơ bản các bước thực hiện như sau:
Bước 1. Kiểm tra bên ngoài
Kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:
Xem xét và ghi các thông tin về tên, nhãn hiệu, kiểu /loại, số hiệu, phạm vi hoạt động của phương tiện đo,…
Kiểm tra các chi tiết của thiết bị theo các yêu cầu sau đây và ghi kết luận vào biên bản hiệu chuẩn:
  • Ốc cân máy + đế máy: Nhẹ, chắc chắn
  • Hệ thống quang học: Sáng, rõ
  • Bộ phận vi động ngang: Nhẹ, không bị tắc, không rơ
  • Bộ phận điều quang: Nhẹ, không bị tắc
  • Gương nhìn bọt thủy: Rõ ràng
Nếu có phần nào không đạt thì cân chỉnh lại trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
Bước 2. Kiểm tra kỹ thuật
Đặt thiết bị lên bệ kiểm, kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây và ghi kết luận vào biên bản hiệu chuẩn:
  • Độ nhạy (giá trị độ chia)
  • Cân bằng máy: 
  • Kiểm tra độ nhạy của bộ phận tự cân bằng (áp dụng đối với máy thủy bình tự điều chỉnh tia ngắm)         
Bước 3. Kiểm tra đo lường
Quá trình hiệu chuẩn sẽ được thực hiện theo phương pháp thử đơn giản (simplified test procedure) và phương pháp thử toàn phần (full test procedure) của tiêu chuẩn ISO 17123-4:2012
a) Phương pháp thử đơn giản
Sau khi kiểm tra kỹ thuật đạt yêu cầu, có thể tiến hành hiệu chuẩn máy theo các bước: Đặt máy thủy bình trên giá ba chân dùng để hiệu chuẩn máy thủy bình, điều chỉnh tâm của máy ở độ cao khoảng 1,3 m so với tâm mốc vị trí 1/2 và tâm của bộ phận dọi tâm trùng với tâm mốc vị trí 1/2, cân bằng máy, để bọt thủy nằm ở vị trí điểm   giữa ống thủy. Sau đó quay máy đi 90o và 180o nếu bọt thủy vẫn mằm ở giữa thì đạt yêu cầu, có thể thực hiện các bước tiếp theo.
Quá trình hiệu chuẩn máy sẽ được đặt lần lượt tại 2 tâm mốc: tâm mốc vị trí 1/2 và tâm mốc vị trí 1/6. Tại một tâm mốc sẽ được đo làm 10 lần, mỗi lần đo sẽ đo một cặp giá trị cao độ trên 2 thước chuẩn tại vị trí A và B, sau mỗi lần đo máy thủy bình sẽ được nhắc lên và đặt lại tại một vị trí gần sát vị trí cũ.
Trong quá trình hiệu chuẩn cần theo dõi điều kiện môi trường và ghi lại giá trị nhiệt độ và độ ẩm  trước và sau khi kết thúc.
b) Phương pháp thử toàn phần
Đặt  máy thủy bình về tâm mốc vị trí 1/2, điều chỉnh tâm của máy ở độ cao khoảng 1,3 m so với tâm mốc vị trí 1/2 và tâm của bộ phận dọi tâm trùng với tâm mốc vị trí 1/2, cân bằng máy, để bọt thủy nằm ở vị trí điểm giữa ống thủy.
Quá trình hiệu chuẩn máy sẽ thực hiện làm 2 đợt: trong một đợt sẽ được đo làm 20 lần, mỗi lần đo sẽ đo một cặp giá trị cao độ trên 2 thước chuẩn tại vị trí A và B, sau mỗi đợt đo hai thanh thước chuẩn sẽ được hoán đổi vị trí cho nhau.
Trong quá trình  hiệu chuẩn cần theo dõi điều kiện môi trường và ghi lại giá trị nhiệt độ và độ ẩm trước và sau khi kết thúc.
Bước 4: Xử lý kết quả
Thiết bị sau khi hiệu chuẩn đạt yêu cầu được dán tem, cấp giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn theo quy định.
Chu kỳ hiệu chuẩn được khuyến nghị là 1 năm.
Trung tâm Kiểm định Hiệu chuẩn Vùng 3 là đơn vị do Sở Khoa học và Công nghệ Tp HCM ký chứng nhận hoạt động, đơn vị có trụ sở tại số 69, đường số 8, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM. Phòng thí nghiệm được đầu tư quy mô hiện đại, đồng bộ cạnh khu hành chính tập trung Thành phố mới tỉnh Bình Dương. Trung tâm được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp phép kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm máy, thiết bị, phương tiện đo trong đó có hiệu chuẩn máy đo thủy bình và đặc biệt được Cục An toàn lao động thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Quý khách có nhu cầu kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Trung tâm Kiểm định hiệu chuẩn vùng 3
Địa chỉ: Số 69, đường số 8, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
Văn phòng GD và phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, TX. Tân Uyên, Bình Dương.
Điện thoại (028) 9999 0979 - Email: kd@kiemdinhvung3.com

CÁC TIN KHÁC:
DỊCH VỤ
TIN TỨC NỔI BẬT
LIÊN HỆ
Địa chỉ: Trụ sở: 364 đường Tạo Lực 1, Kp1, Phú Tân, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Văn phòng GD & Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Văn phòng tại Tp.HCM: K60, KDC Thới An, Đường Lê Thị Riêng, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: (0274) 3 868 738
Địa chỉ email: viet@vietsci.com
 
  • Hoàng Bảo Trung
    0819.620.738
    Phòng kinh doanh
  • Lê Thị Mai Thư
    0908893794
    Phòng kinh doanh
  • Lê Thị Hồng Hương
    0909.711.460
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Anh Thư
    0916.620.738
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Thu Thảo
    0812.610.738
    Phòng kinh doanh