TIN TỨC

Một số quy định pháp luật mà Bệnh viện, phòng khám phải thực hiện trong việc quản lý thiết bị đo lường
Bệnh viện, phòng khám,..(gọi chung là cơ sở y tế), dù là đơn vị nhà nước hay đơn vị tư nhân thì cũng cùng chức năng chính là khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng, phòng chống các dịch bệnh. Một số cơ sở y tế lớn ngoài chức năng trên còn có chức năng đào tạo cán bộ, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế,…Với những chức năng như vậy, để hoạt động được thì cơ sở y tế cần phải trang bị hệ thống cơ sở vật chất, hệ thống máy móc, thuốc men,…phục vụ quá trình khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, yếu tố con người, đội ngũ y, bác sĩ cũng là yếu tố then chốt trong cơ sở y tế.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi nêu lên những vấn đề cơ sở y tế cần làm để đáp ứng quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý thiết bị đo lường. Với lĩnh vực này, pháp lý cao nhất là Luật Đo lường và bên dưới là các văn bản hướng dẫn thực hiện như: Thông tư 07/2019/TT-BKHCN, Thông tư 23/2013/TT-BKHCN,…
Thông tư 07/2019/TT-BKHCN và Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2. Theo đó, cơ sở y tế có rất nhiều phương tiện đo phải thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm hoặc kiểm tra để phù hợp với quy định của pháp luật và phục vụ tốt hơn cho công tác khám, chữa bệnh, ví dụ như cân phân tích, cân bàn, đồng hồ áp suất, huyết áp kế, phương tiện đo điện tim, phương tiện đo điện nảo, nhiệt kế thủy tinh, nhiệt kế y học, nhiệt ẩm kế,…
Việc lựa chọn kiểm soát phương tiện đo bằng phương thức là kiểm định, hay hiệu chuẩn, hay thử nghiệm hay kiểm tra phụ thuộc vào quy định của pháp luật và nhu cầu sử dụng của cơ sở y tế, cụ thể:
     Thứ nhất, nếu cơ sở y tế sử dụng phương tiện đo lường nhóm 2 (quy định tại Thông tư 07/2019/TT-BKHCNThông tư 23/2013/TT-BKHCN) và với mục đích sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác thì bắt buộc phải kiểm định phương tiện đo theo quy trình kiểm định do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Còn không đảm bảo điều kiện này thì có thể chọn một trong các phương thức kiểm soát nêu trên.

kiem dinh do luong

hieu chuan do luong

Một số phương tiện đo được SMTEST III kiểm định, hiệu chuẩn

     Thứ hai, nếu cơ sở y tế sử dụng phương tiện đo lường nhóm 1 thì tùy thuộc vào mục đích sử dụng của mình mà chọn một trong các phương thức kiểm soát cho phù hợp, có thể là kiểm định, hoặc hiệu chuẩn, hoặc thử nghiệm hoặc kiểm tra. Ví dụ, cơ sở y tế áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO, hệ thống quản lý GMP hoặc do yêu cầu khác thì phải lựa chọn phương thức kiểm soát cho phù hợp theo yêu cầu.
     Thứ ba, ngoài hai vấn đề trên, việc kiểm soát thiết bị, phương tiện đo lường cũng một phần giúp cơ sở y tế kiểm soát các yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình khám chữa bệnh, đồng nghĩa là góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của cơ sở y tế.
ThS. Nguyễn Thế Cường

CÁC TIN KHÁC:
DỊCH VỤ
TIN TỨC NỔI BẬT
LIÊN HỆ
Địa chỉ: Trụ sở: 364 đường Tạo Lực 1, Kp1, Phú Tân, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Văn phòng GD & Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Văn phòng tại Tp.HCM: K60, KDC Thới An, Đường Lê Thị Riêng, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: (0274) 3 868 738
Địa chỉ email: viet@vietsci.com
 
  • Hoàng Bảo Trung
    0819.620.738
    Phòng kinh doanh
  • Lê Thị Mai Thư
    0912537738
    Phòng kinh doanh
  • Lê Thị Hồng Hương
    0909.711.460
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Anh Thư
    0916.620.738
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Thu Thảo
    0812.610.738
    Phòng kinh doanh