TIN TỨC

Huấn luyện an toàn người trực tiếp chế biến mủ cao su, nhựa thông
   Cao su là một nguyên liệu quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp và sản xuất hàng hóa. Quá trình sản xuất cao su cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho người lao động. Dưới đây là một số dạng tai nạn lao động thường xảy ra khi sản xuất cao su:
  • Bị thương tích tay, chân do bị kẹp, nghiền bởi máy móc và thiết bị sản xuất.
  • Bị bỏng hoặc bị cháy do tiếp xúc với các hóa chất như axit, kiềm, cao su nóng chảy, và các chất lỏng có nhiệt độ cao.
  • Hít phải bụi cao su, khói hoặc hơi độc.
  • Bị ngã, trượt do di chuyển trên các bề mặt không bằng phẳng.
  • Bị sốc điện khi làm việc với các thiết bị điện trong nhà máy,…
   Nhóm công việc người trực tiếp chế biến mủ cao su, nhựa thông là 01 trong 32 nhóm công việc bắt buộc phải huấn luyện an toàn vệ sinh lao độn nhóm 3 theo quy định tại Thông tư 06/2020/TT-BĐTBXH ngày 20/08/2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
huấn luyện chế biến mũ cao su
Hình ảnh công nhân đóng gói nguyên liệu cao su
 
   Theo quy định của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội thì người trực tiếp chế biến mủ cao su, nhựa thông bắt buộc phải được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 3 theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, Nghị định 140/2018/NĐ-CPNghị định 04/2023/NĐ-CP của Chính phủ với thời gian và các bài kiểm tra như sau: Huấn luyện ban đầu tổng là 24 giờ (định kỳ là 12 giờ), trong đó 01 bài kiểm tra lý thuyết 2 giờ kết thúc khóa huấn luyện. Cụ thể:
Phần I: Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động
1. Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.
3. Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Phần II: Kiến thức cơ bản về an toàn, vệ sinh lao động
1. Kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc.
2. Phương pháp cải thiện điều kiện lao động.
3. Văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
4. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động; chính sách, chế độ về an toàn, vệ sinh lao động đối với người lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
5. Nội quy an toàn, vệ sinh lao động, biển báo, biển chỉ dẫn an toàn, vệ sinh lao động và sử dụng các thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Phần III: Nội dung huấn luyện chuyên ngành
1. Kiến thức tổng hợp về các loại máy, thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại; phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người trực tiếp chế biến mủ cao su, nhựa thông
Phần IV: Kiểm tra kết thúc khóa huấn luyện
 
   Quý khách hàng có nhu cầu về huấn luyện, đào tạo hoặc kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, phương tiện đo, vui lòng liên hệ:
Địa chỉ: Số 364, Tạo Lực 1, Kp1, Phú Tân, Thủ Dầu Một, Bình Dương
VPGD và Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Số điện thoại: (028)9999 0979 – (0274) 3 868 738
www.vietsci.com; Email: viet@vietsci.com
 
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của Quý khách./.

CÁC TIN KHÁC:
DỊCH VỤ
TIN TỨC NỔI BẬT
LIÊN HỆ
Địa chỉ: Trụ sở: Số 160 đường ĐX6, Khu 08, Phường Phú Mỹ, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
Văn phòng GD & Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Văn phòng tại Tp.HCM: K60, KDC Thới An, Đường Lê Thị Riêng, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: (0274) 3 868 738
Địa chỉ email: viet@vietsci.com
 
  • Lê Thị Mai Thư
    0912.537.738
    Phòng kinh doanh
  • Lê Thị Hồng Hương
    0909.711.460
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Anh Thư
    0916.620.738
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Thu Thảo
    0812.610.738
    Phòng kinh doanh
  • Phạm Tuấn Khoa
    0917712738
    Phòng Kinh doanh