TIN TỨC

Huấn luyện an toàn hóa chất
Tại sao phải huấn luyện an toàn hóa chất?
huấn luyện an toàn hóa chất
    Hiện nay, có rất nhiều hóa chất được sử dụng trong các hoạt động của doanh nghiệp. Những hóa chất này dù là tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp nếu không cẩn thận có thể gây bỏng da, bỏng mắt, nếu nhiễm độc từ từ, lượng chất độc vượt quá khả năng tự đào thải của cơ thể sẽ dẫn đến suy giảm chức năng hô hấp, chức năng gan, viêm, thoái hóa da, thậm chí là gây ung thư và nó cũng là nguồn gây ra cháy nổ vô cùng nguy hiểm. Vì thế, tuân thủ theo các nguyên tắc an toàn khi làm việc với hóa chất chính là biện pháp bảo vệ cho mình và những người xung quanh. Chính vì vậy, việc huấn luyện an toàn hóa chất là một trong những vấn đề quan trọng cần được quan tâm và chú trọng.
    Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Nghị định 113/2017/NĐ-CP thì người tham gia lao động liên quan đến hóa chất phải được kiểm soát nghiêm ngặt về an toàn lao động. Do đó, để giảm thiểu các tai nạn nghề nghiệp, các doanh nghiệp nói chung và từng cá nhân người lao động nói riêng cần tham gia khóa học huấn luyện an toàn hóa chất để cập nhật kiến thức an toàn cho người lao động và người quản lý trực tiếp hóa chất.
Tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất
    Tại Thông tư số 13/2016/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động nêu rõ các công việc: trực tiếp sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển hóa chất nguy hiểm, độc hại theo phân loại của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất bắt buộc phải tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
Theo Điều 31, Nghị định 113/2017/NĐ-CP
  1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất hoặc cử các đối tượng được quy định tại Điều 32 của Nghị định này tham gia các khóa huấn luyện của các tổ chức huấn luyện an toàn hóa chất, định kỳ 02 năm một lần.
  2. Hoạt động huấn luyện an toàn hóa chất có thể được tổ chức riêng hoặc kết hợp với các hoạt động huấn luyện an toàn khác được pháp luật quy định.
  3. Người đã được huấn luyện phải được huấn luyện lại trong các trường hợp sau đây: Khi có sự thay đổi chủng loại hóa chất, công nghệ, cơ sở vật chất, phương án sản xuất liên quan đến vị trí làm việc; khi người đã được huấn luyện thay đổi vị trí làm việc; sau 02 lần kiểm tra người đã được huấn luyện không đạt yêu cầu; khi hết thời hạn 02 năm từ kể từ lần huấn luyện trước.
huấn luyện an toàn hóa chất tại trung tâm kiểm định an toàn và đo lường III
Lớp huấn luyện an toàn lao động được tổ chức tại SMTEST III
Đối tượng phải được huấn luyện an toàn hóa chất
    Theo Điều 32 Nghị định 113/2017/NĐ-CP:
  1. Nhóm 1, bao gồm:
  1. Người đứng đầu đơn vị, cơ sở kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc, người phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật, quản đốc phân xưởng hoặc tương đương. Ví dụ: Giám đốc, Trưởng phòng kinh doanh hóa chất, trưởng phòng thí nghiệm,…
  2. Cấp phó của người đứng đầu theo định tại điểm a khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn hóa chất. Ví dụ: Phó Giám đốc, phó Trưởng phòng kinh doanh hóa chất, phó trưởng phòng thí nghiệm,…
  1. Nhóm 2, bao gồm:
  1. Cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn hóa chất của cơ sở.
  2. Người trực tiếp giám sát về an toàn hóa chất tại nơi làm việc.
  1. Nhóm 3, bao gồm những người lao động liên quan trực tiếp đến hóa chất. Ví dụ: công nhân pha chế, công nhân trực tiếp tại kho chứa hóa chất, …
Nội dung, người huấn luyện, thời gian huấn luyện an toàn hóa chất
    Theo Điều 33, Nghị định 113/2017/NĐ-CP
  1. Nội dung huấn luyện an toàn hóa chất phải phù hợp với vị trí công tác của người được huấn luyện; tính chất, chủng loại, mức độ nguy hiểm của hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất.
  2. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 1
  1. Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
  2. Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
  3. Phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố.
  1. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 2
  1. Những quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất;
  2. Các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, phiếu an toàn hóa chất của các hóa chất nguy hiểm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất; phân loại, ghi nhãn hóa chất;
  3. Quy trình quản lý an toàn hóa chất, kỹ thuật đảm bảo an toàn khi làm việc, tiếp xúc với hóa chất nguy hiểm;
  4. Các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất;
  5. Giải pháp ngăn ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; phương án phối hợp với cơ quan có thẩm quyền để huy động nguồn lực bên trong và bên ngoài của cơ sở để ứng phó, khắc phục sự cố; giải pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; phương án khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
  1. Nội dung huấn luyện đối với Nhóm 3
  1. Các hóa chất trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng hóa chất của cơ sở hoạt động hóa chất: Tên hóa chất, tính chất nguy hiểm, phân loại và ghi nhãn hóa chất, phiếu an toàn hóa chất;
  2. Các nguy cơ gây mất an toàn hóa chất trong sản xuất, kinh doanh, bảo quản, sử dụng các loại hóa chất;
  3. Quy trình sản xuất, bảo quản, sử dụng hóa chất phù hợp với vị trí làm việc; quy định về an toàn hóa chất;
  4. Các quy trình ứng phó sự cố hóa chất: Sử dụng các phương tiện cứu hộ xử lý sự cố cháy, nổ, rò rỉ, phát tán hóa chất; sơ cứu người bị nạn trong sự cố hóa chất; sử dụng, bảo quản, kiểm tra trang thiết bị an toàn, phương tiện, trang thiết bị bảo vệ cá nhân để ứng phó sự cố hóa chất; quy trình, sơ đồ liên lạc thông báo sự cố; ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm lan rộng ra môi trường; thu gom hóa chất bị tràn đổ, khắc phục môi trường sau sự cố hóa chất.
  1. Quy định đối với người huấn luyện an toàn hóa chất
Người huấn luyện an toàn hóa chất phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc về an toàn hóa chất.
  1. Quy định về thời gian huấn luyện an toàn hóa chất
  1. Đối với Nhóm 1: Tối thiểu 8 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
  2. Đối với Nhóm 2: Tối thiểu 12 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
  3. Đối với Nhóm 3: Tối thiểu 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra;
Quý đơn vị, cá nhân có nhu cầu tham gia huấn luyện an toàn hóa chất vui lòng liên hệ:
Điện thoại: (0274) 3 899 738 - Email: viet@vietsci.com
Mr. Đông - 0915 940 738 - Email: dvdong@vietsci.com
Mr. Tân - 0916 110 738 - Email: nmtan@vietsci.com

CÁC TIN KHÁC:
DỊCH VỤ
TIN TỨC NỔI BẬT
LIÊN HỆ
Địa chỉ: Trụ sở: 364 đường Tạo Lực 1, Kp1, Phú Tân, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Văn phòng GD & Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Văn phòng tại Tp.HCM: K60, KDC Thới An, Đường Lê Thị Riêng, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: (0274) 3 868 738
Địa chỉ email: viet@vietsci.com
 
  • Hoàng Bảo Trung
    0819.620.738
    Phòng kinh doanh
  • Lê Thị Mai Thư
    0908893794
    Phòng kinh doanh
  • Lê Thị Hồng Hương
    0909.711.460
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Anh Thư
    0916.620.738
    Phòng kinh doanh
  • Nguyễn Thị Thu Thảo
    0812.610.738
    Phòng kinh doanh