Máy đo độ mặn là một thiết bị đo độ mặn hay độ muối được ký hiệu S‰ (S viết tắt từ chữ salinity - độ mặn) là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa tan chứa trong 1 kg nước. Trong nông nghiệp, người ta thường dùng máy đo độ mặn để đo độ mặn của nước, nước biển, đất trồng,…Trong công nghiệp người ta thường sử dụng máy đo độ mặn để đo độ mặn của nước mắm, muối,…Nhằm mục đích chính là sản xuất và chế biến theo mục đích sử dụng. Ngoài ta, trong hải dương học, người ta sử dụng độ muối (salinity) để đặc trưng cho độ khoáng của nước biển, nó được hiểu như tổng lượng tính bằng gam của tất cả các chất khoáng rắn hoà tan có trong 1 kg nước biển. Vì tổng nồng độ các ion chính (11 ion) chiếm tới 99,99% tổng lượng các chất khoáng hoà tan nên có thể coi độ muối nước biển chính bằng giá trị này. Điều đó cũng có nghĩa là đối với nước biển khơi, độ muối có thể được tính toán thông qua nồng độ của một ion chính bất kỳ.
Hiện nay, có 2 loại thiết bị có thể đo độ mặn, độ muối thông dụng là:
-
Khúc xạ kế đo độ mặn (máy đo độ mặn cầm tay): Dùng nguyên lý khúc xạ ánh sáng để đo, cách này dùng để đo nồng độ % của muối NaCl trong nước.
-
Máy đo độ mặn kỹ thuật số: Đo lượng muối chính xác có trong 1kg nước cần đo, máy này hiện được sử dụng khá phổ biến. Ưu điểm của máy đo độ mặn kỹ thuật số là dễ dàng sử dụng, có thể tự động chuyển đổi và đo được nhiều thông số.
Máy đo độ mặn dạng cầm tay
Quý khách có nhu cầu kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị, vui lòng liên hệ theo địa chỉ:
Trung tâm Kiểm định hiệu chuẩn vùng 3
Địa chỉ: Số 69, đường số 8, phường An Khánh, Tp. Thủ Đức, Tp.HCM
Văn phòng GD và phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Thọ, Phú Chánh, TX. Tân Uyên, Bình Dương.