Hệ thống nối đất (tiếp địa) chống sét là gì?
Hệ thống nối đất (tiếp địa) chống sét là hệ thống bao gồm một hay nhiều cọc tiếp địa được đặt trong đất được liên kết với kim thu sét, thiết bị thu sét thông qua dây liên kết, mối nối liên kết, hộp nối đất và kiểm tra. Hệ thống có tác dụng dẫn truyền dòng sét xuống đất nhanh chóng, an toàn thông qua một đường trở kháng thấp. Tiêu tán năng lượng quá áp xuống đất, cân bằng điện thế. Nhờ vậy giúp bảo vệ công trình tránh được những thiệt hại bởi dòng sét gây ra. Đồng thời đảm bảo an toàn cho con người, các thiết bị điện tử, viễn thông, hệ thống điện,…
MÔ HÌNH CHỐNG SÉT HIỆN ĐẠI ĐIỂN HÌNH CHO CÔNG TRÌNH, NHÀ Ở
Sơ đồ hệ thống nối đất (tiếp địa) chống sét
Đo, thử nghiệm điện trở chống sét là gì?
Đo, thử nghiệm hệ thống chống sét là hoạt động kỹ thuật nhằm đánh giá hệ thống chống sét đạt hay không đạt các chỉ tiêu kỹ thuật được quy định bởi tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
Kiểm định viên Trung tâm Kiểm định Hiệu chuẩn Vùng 3 đang đo thử nghiệm
hệ thống nối đất (tiếp địa) chống sét
Sơ đồ đấu dây và các bước đo điện trở chống sét?
Bước 1: Kiểm tra điện áp PIN
Bước 2: Đấu nối các dây nối
Sơ đồ đấu dây đo, thử nghiệm hệ thống nối đất (tiếp địa) chống sét
Bước 3: Kiểm tra điện áp của tổ đất cần kiểm tra
Bước 4: Kiểm tra điện trở đất
Bước 5: Đánh giá kết quả đo
Đánh giá kết quả dự trên Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 9385:2012
Kết quả đạt yêu cầu khi 03 bước đánh giá đạt, cụ thể:
- Đánh giá bên ngoài
- Đánh giá kỹ thuật
- Đánh giá an toàn: Theo quy định Mục 13.1 - TCVN 9385:2012: Giá trị điện trở của toàn bộ hệ thống được đánh giá là đạt khi giá trị đo được ≤ 10 W.
Trung tâm Kiểm định An toàn và Đo lường III
Địa chỉ: 364 Tạo Lực 1, Phú Tân, Tp. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương
VpGD và phòng thí nghiệm: Đường DX 17, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương