Cầu trục là gì?
Cầu trục (Overhead Crane) là một thiết bị nâng hạ gồm hai chuyển động chính là chuyển động ngang và chuyển động dọc để thao tác nâng hạ, di chuyển hàng hóa trong không gian làm việc nhất định.
Phân loại cầu trục?
Có thể phân loại cầu trục theo các hình thức sau:
- Phân loại theo công dụng của cầu trục: Dùng để nâng hạ tải, di chuyển tải, lắp đặt tải,…
- Phân loại theo cơ cấu dẫn động của cầu trục: Dẫn động điện (nâng hạ và di chuyển bằng động cơ điện 1 pha, 3 pha); Dẫn động tay (nâng hạ bằng palăng và con chạy xích kéo tay được treo trên dầm cầu trục và di chuyển cầu trục được dẫn động qua bộ truyền bánh răng, trục truyền,…)
- Phân loại theo kết cấu dầm cầu trục: Cầu trục dầm đơn (cầu trục một dầm); Cầu trục dầm đôi (cầu trục hai dầm)
Quy định pháp luật phải học vận hành cầu trục?
Ngoài việc đảm bảo an toàn cho người sử dụng và những người xung quanh còn phải thực hiện theo quy định của mục 3.6.2, QCVN 7: 2012/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với thiết bị nâng, cụ thể:
“3.6.2. Người chịu trách nhiệm quản lý kỹ thuật và quản lý vận hành thiết bị nâng phải được huấn luyện cơ bản về nghiệp vụ mà mình đảm nhận; được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động lần đầu trước khi giao việc, huấn luyện định kỳ hàng năm và được cấp giấy chứng nhận huấn luyện an toàn theo quy định; hiểu được tính năng kỹ thuật của thiết bị nâng mà mình phụ trách; biết các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn liên quan đến thiết bị nâng”.
Có nghĩa là người quản lý, người vận hành thiết bị nâng hạ nói chung cầu trục nói riêng phải được đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ và có chứng chỉ mới được phép vận hành.
Xử phạt khi không học mà vận hành cầu trục?
Tại Khoản 3, Điều 23, Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi cho vận hành cầu trục mà không qua đào tạo.
Thời gian, đối tượng và chương trình học chứng chỉ nghể vận hành cầu trục?
Học nghề sơ cấp được quản lý theo Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH (Thông tư này được sửa đổi bởi Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH) hoặc theo Văn bản hợp nhất 5830, cụ thể:
-
Thời đào tạo trình độ sơ cấp tối thiểu là 300 giờ. Bằng sơ cấp nghề có giá trị vô thời hạn.
-
Đối tượng học nghề: Đối tượng là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học (Khoản 1, điều 15, Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH).
-
Chương trình học chứng chỉ nghề vận hành cầu trục gồm các moldul sau:
Mã MH,
MĐ
|
Tên môn học, mô đun
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
|
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Lý thuyết
|
Thực hành
|
Kiểm tra
|
|
Các môn học, mô đun đào tạo nghề
|
|
|
|
|
MĐ01
|
Tổng quan về thiết bị nâng
|
11
|
8
|
2
|
1
|
MĐ02
|
Các chi tiết và bộ phận của thiết bị nâng
|
21
|
12
|
8
|
1
|
MĐ03
|
An toàn lao động
|
25
|
20
|
4
|
1
|
MĐ04
|
Bảo dưỡng – sửa chữa cơ bản
|
29
|
12
|
16
|
1
|
MĐ05
|
Kỹ thuật nâng hạ - bốc xếp hàng hóa.
|
219
|
14
|
204
|
1
|
Tổng cộng
|
305
|
66
|
234
|
5
|
(*) Lưu ý: Nếu học viên không đảm bảo thời gian học “Chứng chỉ sơ cấp nghề vận hành cầu trục” có thể tham gia lớp học “Chứng chỉ đào tạo vận hành cầu trục” với thời gian ngắn hơn theo quy định của pháp luật (Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH hoặc theo Văn bản hợp nhất 5828)
Trung tâm Kiểm định an toàn và đo lường III là đơn vị chuyên thực hiện kiểm định thiết bị an toàn và đào tạo vận hành thiết bị an toàn trong đó có cầu trục, palăng, tời và cổng trục. Phương châm hoạt động của chúng tôi là “CHẤT LƯỢNG – VƯƠN TỚI TẦM CAO”. Với đội ngũ nhân viên có trình độ, chúng tôi cam kết cung cấp đến khách hàng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Chúng tôi xây dựng những giá trị đạo đức bền vững, với mong muốn đem đến những lợi ích thiết thực cho khách hàng bằng việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ cạnh tranh.
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin liên hệ:
Trụ sở: 364, đường Tạo Lực 1, Kp1, Phú Tân, Tp. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
VPGD và Phòng thí nghiệm: Đường DX17, Phú Chánh, Tân Uyên, Bình Dương
Văn phòng tại Tp.HCM: K60, Đường Lê Thị Riêng, Thới An, Quận 12, Tp.HCM