1. Tiêu chuẩn quốc gia
a. Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
b. Nội dung: Quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý
c. Đối tượng: Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường, các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội.
d. Hệ thống tiêu chuẩn tại Việt Nam:
- Tiêu chuẩn quốc gia: TCVN
- Tiêu chuẩn cơ sở: TCCS
e. Xây dựng và công bố
- TCVN: Các Bộ quản lý chuyên ngành tổ chức xây dựng dự thảo TCVN cho lĩnh vực thuộc ngành mình phụ trách được phân công quản lý, trình Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm xét để công bố áp dụng.
- TCCS: Các tổ chức sản xuất, kinh doanh tổ chức xây dựng, công bố để áp dụng trong phạm vi tổ chức mình.
f. Hiệu lực: Tiêu chuẩn được xây dựng, công bố để tự nguyện áp dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
2. Quy chuẩn kỹ thuật
a.Khái niệm: Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
b. Nội dung: Quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý.
c. Đối tượng: Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường, các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xã hội.
d. Phân loại: Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật ở Việt Nam:
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN.
- Quy chuẩn kỹ thuật địa phương: QCĐP.
e. Xây dựng, ban hành.
- QCVN do các Bộ quản lý chuyên ngành tổ chức xây dựng, ban hành để áp dụng cho các lĩnh vực được phân công quản lý sau khi tham khảo ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ.
- QCĐP do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức xây dựng, ban hành để áp dụng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của mình.
f. Hiệu lực: Quy chuẩn kỹ thuật được xây dựng, ban hành để bắt buộc áp dụng.
3. So sánh giữa tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Nội dung so sánh
|
Tiêu chuẩn
|
Quy chuẩn
|
Giống nhau
|
|
Cùng đề cập đến nội dung về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý; cùng đối tượng quản lý.
|
Cùng đề cập đến nội dung về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý; cùng đối tượng quản lý.
|
Khác nhau
|
Về hệ thống ký hiệu
|
TCVN: Tiêu chuẩn quốc gia
TCCS: Tiêu chuẩn cơ sở
|
QCVN:Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
QCĐP: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương
|
Về nội dung
|
Tiêu chuẩn quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác.
|
Quy chuẩn kỹ thuật quy định mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý. Quy chuẩn kỹ thuật giới hạn phạm vi liên quan đến an toàn, sức khoẻ, môi trường.
|
Về mục đích
|
Tiêu chuẩn được dùng để phân loại đánh giá nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của đối tượng.
|
Quy chuẩn kỹ thuật quy định mức giới hạn kỹ thuật mà đối tượng phải tuân thủ để đảm bảo an toàn, sức khoẻ, môi trường, quyền lợi người tiêu dùng, an ninh và lợi ích quốc gia.
|
Về hiệu lực
|
Tự nguyện
|
Bắt buộc
|